Xin cho em hỏi về ly hôn đơn phương và quy định của pháp luật về ly hôn đơn phương ạ !
Em cảm ơn anh chị và mong được phản hồi sớm !
Em cảm ơn anh chị và mong được phản hồi sớm !
Chúng tôi xin được trả lời như sau
Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 9 – Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2000)
A. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án
phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin
ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ
việc giải quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì
Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập
biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý
kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định
công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ
thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng
cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
B. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không
thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời
tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
C. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa
quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác
đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà
án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu
cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.
Lưu ý: Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92 – Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).
Khi áp dụng quy định tại Điều 92 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cần chú ý một số điểm sau đây:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không
trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của
cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng
kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ
cấp dưỡng nuôi con.
- Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không
trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lýdo nào đó thì Toà án cần giải thích
cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để
họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc
họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều
kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi
con.
- Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc
nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường
hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể,
vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp
lý.
- Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng,
hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không
thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ
hàng tháng.
- Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp
nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con
căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho
sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự
phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước
khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng
được sống trực tiếp với ai.
Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên khôngcó thoả thuận khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét